Hướng dẫn các bước xây dựng lịch sử tín dụng tốt
Có thể nói, lịch sử tín dụng chính là thước đo mức độ uy tín của khách hàng đối với các tổ chức tài chính hiện nay. Một lịch sử tín dụng tốt sẽ giúp khách hàng tăng khả năng được phê duyệt khoản vay với lãi suất ưu đãi hơn. Trong bài viết này, PTF sẽ hướng dẫn chi tiết các bước xây dựng lịch sử tín dụng hiệu quả để khách hàng dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Hãy cùng PTF khám phá ngay!
1. Lịch sử tín dụng là gì?
Lịch sử tín dụng là một bảng ghi chép lại tất cả thông tin liên quan đến hoạt động vay tiền của cá nhân/doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng, được lưu trữ trong hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC).
Trong đó, CIC có nhiệm vụ cập nhật, thống kê, phân tích dữ liệu, xử lý và đưa ra cảnh báo về tình hình tài chính trong phạm vi cả Việt Nam và quốc tế. Căn cứ vào thông tin do CIC cung cấp về lịch sử tín dụng của khách hàng, các công ty tài chính hoặc ngân hàng sẽ đánh giá và quyết định có chấp thuận yêu cầu vay tiền hay không.
2. Tại sao cần xây dựng lịch sử tín dụng tốt?
Một lịch sử tín dụng tốt giữ vai trò quan trọng trong quá trình vay của khách hàng tại các tổ chức tài chính uy tín bởi những lợi ích sau:
2.1. Khả năng được vay tiền với hạn mức cao
Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt sẽ được các đơn vị tài chính đánh giá cao về khả năng trả nợ và uy tín tài chính khi vay. Vì vậy, khách hàng sẽ có cơ hội được phê duyệt các khoản vay một cách dễ dàng với hạn mức tín dụng cao hơn.
2.2. Mua sắm trả góp và thuê nhà dễ dàng
Nhiều cửa hàng bán lẻ và chủ nhà sẽ xem xét lịch sử tín dụng của khách hàng khi quyết định cho phép mua hàng trả góp hoặc thuê nhà trong dài hạn. Chính vì thế, một lịch sử tín dụng đáng tin cậy sẽ giúp khách hàng tăng cơ hội được chấp thuận cho các khoản vay tiền tín dụng với nhiều điều kiện đơn giản hơn.
2.3. Tiết kiệm chi phí với lãi suất hấp dẫn
Các công ty tài chính/ngân hàng luôn ưu tiên và tin tưởng những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, từ đó cung cấp các gói vay với lãi suất thấp hơn. Nhờ vậy, khách hàng có thể tiết kiệm chi phí vay, giảm gánh nặng tài chính và tối ưu hóa các khoản vay của mình.
3. Các cách xây dựng lịch sử tín dụng tốt
Để xây dựng một lịch sử tín dụng tốt và tận hưởng các lợi ích vượt trội trong dài hạn, khách hàng có thể làm theo các cách dưới đây:
3.1. Thanh toán các hóa đơn đúng hạn
Khách hàng cần hoàn trả các khoản vay tín dụng và một số hóa đơn khác đúng thời hạn để đảm bảo lịch sử tín dụng. Theo đó, khách hàng có thể chú ý đến những nguyên tắc “vàng” sau đây:
- Thanh toán tối thiểu số tiền còn nợ: Nếu khả năng tài chính hiện tại của khách hàng không thể trả hết toàn bộ số tiền còn lại, khách hàng hãy cố gắng trả số tiền tối thiểu đang còn nợ trước ngày đến hạn bao gồm thẻ tín dụng, tiền thuê nhà, hóa đơn điện/nước,... Nhờ đó, khách hàng có thể tránh được tình trạng trả chậm mà không làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng.
- Nhận sự trợ giúp từ các tổ chức tài chính khi cần: Nếu gặp khó khăn trong quá trình thanh toán, khách hàng hãy liên hệ ngay với tổng đài của tổ chức tài chính đó
3.2. Sử dụng thẻ tín dụng thông minh
Chắc chắn, để xây dựng một lịch sử tín dụng tốt, quá trình sử dụng thẻ tín dụng đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số quy tắc cần lưu ý để khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng của bản thân một cách hiệu quả hơn:
3.2.1. Giữ mức sử dụng tín dụng dưới 30% hạn mức
Tỷ lệ sử dụng tín dụng là tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền tín dụng đã sử dụng so với tổng hạn mức tín dụng mà khách hàng có. Hầu hết các đơn vị báo cáo tín dụng sẽ sử dụng tỷ lệ này để tính điểm tín dụng của khách hàng.
Chẳng hạn như, khách hàng đang sở hữu thẻ tín dụng có hạn mức là 50 triệu đồng. Để giữ tỷ lệ sử dụng tín dụng tốt cho điểm tín dụng, khách hàng nên cố gắng duy trì số dư nợ dưới 15 triệu đồng (tức là 30% của 50 triệu đồng).
3.2.2. Không mở quá nhiều thẻ tín dụng
Mặc dù mở thêm thẻ tín dụng sẽ giúp khách hàng tăng tổng hạn mức chi tiêu và cải thiện tỷ lệ sử dụng tín dụng, nhưng nếu mở quá nhiều thẻ trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lịch sử tín dụng của khách hàng. Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mở thêm thẻ tín dụng mới, đảm bảo quyết định này phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
3.2.3. Đa dạng hóa các khoản vay
Ngoài thẻ tín dụng, khách hàng cũng nên có nhiều khoản vay khác nhau để thể hiện kinh nghiệm và khả năng quản lý tài chính hiệu quả trong mắt các công ty tài chính, đồng thời cũng có thể giúp cải thiện điểm tín dụng rất tốt.
PTF - Công ty tài chính hàng đầu Việt Nam cung cấp đa dạng các khoản vay với lãi suất hấp dẫn mà khách hàng có thể tham khảo
3.3. Theo dõi và kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân
Thông qua việc thường xuyên kiểm tra lịch sử tín dụng, khách hàng có thể phát hiện bất kỳ sai sót hoặc các hoạt động đáng ngờ để xử lý kịp thời. Thói quen này không chỉ giúp cải thiện điểm tín dụng tốt hơn mà còn tăng cơ hội được chấp thuận cho các khoản vay mới trong tương lai.
Tóm lại, xây dựng lịch sử tín dụng tốt không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các khoản vay hơn mà còn mang lại nhiều cơ hội tài chính hấp dẫn. Hãy áp dụng những chia sẻ trong bài viết này để cải thiện và nâng cao điểm tín dụng của bản thân ngay hôm nay.
Bởi vì có điểm tín dụng tốt sẽ giúp khách hàng tiếp cận các khoản vay tại PTF với hạn mức và ưu đãi tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: