Lương net là gì? Lương gross và lương net khác nhau như thế nào?

Lương là khoản tiền bạn nhận được bởi công ty tuyển bạn vào làm việc, thông thường lương sẽ được trả hàng tháng. Trong khi đi xin việc hay chuẩn bị vào làm tại một công ty bất kỳ, bạn sẽ được HR đề nghị một mức lương dựa trên năng lực và sẽ được thỏa thuận dựa trên mức lương net hoặc gross. Vậy lương net là gì? Phân biệt lương gross và lương net. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về hai hình thức lương này.

1. Lương net là gì?

Lương net là một thuật ngữ phổ biến khi nhà tuyển dụng trao đổi mức lương với ứng viên, tuy nhiên nó không được ghi rõ trong cụ thể một văn bản pháp luật nào. Nó được bắt nguồn từ một cụm từ tiếng anh “net incom” - thu nhập ròng sau khi trừ đi tất cả các chi phí và thuế.

Vậy, lương net là tiền lương thực nhận của nhân viên lao động sau khi trừ đi các khoản phí như bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, thuật ngữ lương gross cũng được sử dụng nhiều, được định nghĩa như sau: Lương gross là tổng thu nhập hàng tháng của người lao động. Bao gồm các khoản trợ cấp, lương cơ bản, phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, hoa hồng,... 

Từ đó, ta có thể nhận thấy mối quan hệ của chúng thông qua công thức sau:

Lương net = Lương gross - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)

2. Phân biệt lương net với lương gross

Tiêu chí phân loại Lương net Lương gross
Định nghĩa Là tổng lương thực nhận hàng tháng người sử dụng lao động trả cho người lao động. Sau khi trừ các phí khác. Là tổng toàn bộ lương thưởng mà người sử dụng lao động trả cho người lao động chưa trừ bất kỳ khoản phí nào.  
Thuế và bảo hiểm Đã trừ thuế cá nhân và các loại bảo hiểm. Gồm: BHXH - 8%, BHYT - 1,5%, BHTN - 1% và Thuế TNCN (nếu có) 
Công thức tính  Lương net = Lương gross - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế TNCN (nếu có) Lương Gross = Thu nhập trước thuế + Tiền đóng bảo hiểm

3. Hướng dẫn cách tính lương net

Công thức tính lương net (LN) như sau: 

LN = Lương gross - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)

Trong đó: 

  • Lương gross là số tiền mà doanh nghiệp thanh toán cho bạn khi chưa trừ các phí bảo hiểm và thuế. 
  • Thuế TNCN (nếu có)  = (Tổng thu nhập -  Các khoản được miễn - Các khoản giảm trừ) x Thuế suất. Dựa theo quy định và luật về thuế thu nhập cá nhân, người lao động được giảm trừ khi có gia cảnh đối với chính bản thân và gia đình là 11.000.000 đồng, có người phụ thuộc mỗi người giảm 4,4 triệu đồng/tháng, quỹ hưu trí tuệ, đóng góp từ thiện, thuế suất.
  • Các loại bảo hiểm bắt buộc: Quỹ hưu trí - tử tuất (8%), Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (1%), Quỹ bảo hiểm y tế (1,5%).

Ví dụ để hiểu hơn về cách tính loại lương này:

Chị Chi làm nhân viên bán hàng cho công ty C với mức lương gross là 25 triệu đồng/tháng. Vậy, lương thực nhận của chị tính như sau: 

Lương thực nhận của chị Chi = 25 triệu đồng - các khoản đóng bảo hiểm - thuế TNCN (nếu có).

Trong đó:

Các khoản đóng bảo hiểm:

- Bảo hiểm xã hội: 25 triệu đồng x 8% = 2 triệu đồng

- Bảo hiểm thất nghiệp: 25 triệu đồng x 1% = 250 nghìn đồng

- Bảo hiểm y tế: 25 triệu đồng x 1,5% = 375.000 đồng

Như vậy tổng số tiền chị Chi phải trích để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc/tháng là:

2 triệu đồng + 250 nghìn đồng + 375 nghìn đồng= 2,625 triệu đồng

Thuế TNCN (nếu có): 

Trường hợp chị Chi có 01 người phụ thuộc, trong tháng chị Chi không đóng góp từ thiện thì thuế TNCN trong tháng của chị Chi được tạm tính như sau: 

Thu nhập chịu thuế của chị Chi: 25 triệu đồng

- Chị Chi được giảm trừ:

+ Giảm trừ gia cảnh với chính bản thân: 11 triệu đồng

+ Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng

+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc: 2,625 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế của chị Chi: 

25 triệu đồng - 11 triệu đồng - 4,4 triệu đồng - 2,625 triệu đồng = 6.975 triệu đồng.

Nếu chị Chi ký hợp đồng lao động trên 03 tháng thì thuế thu nhập cá nhân của chị Chi được tính theo biểu lũy tiến từng phần. Thu nhập tính thuế của chị Chi là 6.975 triệu đồng thì thuộc bậc 2 với thuế suất là 10%.

Theo đó, tiền thuế TNCN chị Chi phải đóng là: 6.975 triệu đồng x 5% = 348.750 đồng.

Như vậy, số tiền chị Chi thực nhận mỗi tháng là:

25 triệu đồng - 2,625 triệu đồng - 348.750 đồng = 22.060.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

- Sản phẩm vay tiền mặt dành cho người đi làm hưởng lương

- Tài chính ổn định cho người đi làm hưởng lương